Thập niên 1950 Mốc sự kiện trong Chiến tranh Lạnh

1950

  • 5 tháng 1: Vương quốc Anh công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Anh.
  • 19 tháng 1: CHND Trung Quốc chính thức công nhận Việt Nam độc lập từ Pháp.
  • 21 tháng 1: Những binh lính Quốc Dân Đảng cuối cùng đầu hàng trên đất Trung Quốc đại lục.
  • 16 tháng 2: Liên bang Xô Viết và CHND Trung Quốc ký kết hiệp ước phòng thủ chung.
  • 11 tháng 3: Lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch dời thủ đô của mình tới Đài Bắc, Đài Loan, tạo ra một đối trọng với CHND Trung Quốc.
  • 17 tháng 4: Giám đốc Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Paul Nitze đưa ra tài liệu mật NSC-68, theo đó chính sách ngăn chặn sẽ là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ.
  • 11 tháng 5: Robert Schuman thể hiện tham vọng về một châu Âu thống nhất. Tuyên bố Schuman đánh dấu sự khởi đầu của quá trình thành lập Cộng đồng châu Âu.
  • 25 tháng 6: Triều Tiên xâm chiếm Hàn Quốc, khởi đầu chiến tranh Triều Tiên.
  • 28 tháng 6: Thủ đô Seoul của Hàn Quốc rơi vào tay Triều Tiên
  • 30 tháng 6: Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu tán thành gửi quân đội đến bán đảo Triều Tiên để hỗ trợ Hàn Quốc. Liên Xô không thể phủ quyết do vắng mặt khi đang tẩy chay Hội đồng Bảo an để đòi hỏi quyền gia nhập của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Rốt cuộc, số lượng các nước tham chiến dưới sự bảo hộ của LHQ tăng đến con số 16: Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Ethiopia, Pháp, Hi Lạp, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
  • 4 tháng 7: Lực lượng Liên Hiệp Quốc giao chiến lần đầu tiên với lực lượng của Triều Tiên tại Osan. Quân đội LHQ không ngăn nổi bước tiến của Triều Tiên và phải rút dần về phía nam và dừng lại tại vành đai Pusan.
  • 30 tháng 9: Lực lượng LHQ đổ bộ vào Inchon, đánh bại quân đội Triều Tiên, thọc sâu vào nội địa và tái chiếm Seoul.
  • 2 tháng 10: Lực lượng LHQ vượt qua vĩ tuyến 38 vào Bắc Triều Tiên.
  • 5 tháng 10: Chí nguyện quân của CHND Trung Quốc được triển khai dọc sông Áp Lục.
  • 22 tháng 10: Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên rơi vào tay quân đội LHQ.
  • 22 tháng 10: Trung Quốc xâm nhập vào Triều Tiên với 300.000 lính, khiến Liên Hiệp Quốc bất ngờ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã rút lui sau vài cuộc giao tranh ban đầu.
  • 15 tháng 11: Liên quân LHQ đến gần sông Áp Lục. Đáp lại, Trung Quốc lại can thiệp vào Triều Tiên, lần này có nửa triệu quân, bắt buộc Liên Hiệp Quốc phải quay lại Nam Hàn.

1951

  • 4 tháng 1: Quân Trung Quốc chiếm được Seoul.
  • 14 tháng 3: Liên quân LHQ tái chiếm Seoul trong chiến dịch Ripper. Cho đến cuối tháng 3, LHQ tới được vĩ tuyến 38 và xây dựng một tuyến phòng thủ cắt ngang bán đảo Triều Tiên.
  • 29 tháng 3: Julius và Ethel Rosenberg bị buộc tội làm gián điệp vì đã cung cấp cho Liên Xô những bí mật nguyên tử trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • 11 tháng 4: Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tước quyền chỉ huy quân đội Mỹ ở Triều Tiên của Douglas MacArthur.
  • 18 tháng 4: Thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu thông qua Hiệp ước Paris.
  • 23 tháng 4: Nhà báo Mỹ William N. Oatis bị bắt ở Tiệp Khắc vì tội làm gián điệp.
  • 4 tháng 7: Nhà báo Mỹ William N. Oatis nhận mức án 10 năm tù ở Tiệp Khắc vì tội làm gián điệp.
  • 1 tháng 9: Australia, New Zealand và Hoa Kỳ ký kết hiệp ước ANZUS. Theo đó ba quốc gia này phải hợp tác trong các vấn đề phòng thủ và an ninh ở Thái Bình Dương.
  • 20 tháng 9: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO.
  • 10 tháng 10: Tổng thống Harry S. Truman ký Đạo luật An ninh Chung, thông báo cho thế giới và cụ thể là phe cộng sản biết rằng nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho "những dân tộc tự do".
  • 14 tháng 11: Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc hội cho phép Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho quốc gia cộng sản Nam Tư.
  • 12 tháng 12: Ủy ban quốc tế giám sát vùng Ruhr gỡ bỏ một phần những hạn chế còn lại đối với định lượng và sản lượng công nghiệp của Đức.

1952

  • 28 tháng 4: Nhật Bản ký Hiệp ước San FranciscoHiệp ước Đài Bắc, chính thức chấm dứt thời kỳ bị chiếm đóng và chia cắt, và trở thành một quốc gia có chủ quyền.
  • Tháng 6: Strategic Air Command begins Reflex Alert deployments of Convair B-36B-47 Stratojet long-range nuclear bombers to overseas bases like purpose-built căn cứ không quân Nouasseur in French Morocco, placing them within unrefueled striking range of Moscow.
  • 14 tháng 6: Hoa Kỳ khởi công đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, USS Nautilus.
  • 30 tháng 6: Kết thúc kế hoạch Marshall. Sản lượng công nghiệp của châu Âu khi đó đã cao hơn năm 1938.
  • 23 tháng 7: Gamal Abdel Nasser lãnh đạo một cuộc đảo chính chống lại vua Farouk của Ai Cập.
  • 2 tháng 10: Liên hiệp Anh thử nghiệm thành công bom nguyên tử trong chiến dịch Cuồng phong. Anh trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 trên thế giới.
  • 1 tháng 11: Hoa Kỳ thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên, Ivy Mike.

1953

1954

  • 21 tháng 1: Hoa Kỳ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới USS Nautilus.
  • 7 tháng 5: Việt Minh đánh bại quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Pháp rút khỏi Đông Dương dẫn đến 4 quốc gia độc lập: Campuchia, Lào, Bắc Việt NamNam Việt Nam. Hiệp định Geneva yêu cầu có một cuộc tổng tuyển tự do để thống nhất Việt Nam nhưng không cường quốc phương Tây nào muốn điều này xảy ra vì lo ngại Việt Minh (những người Cộng sản dân tộc) sẽ giành chiến thắng.
  • Tháng 5: Cuộc khởi nghĩa Huk ở Philippines thất bại.
  • 2 tháng 6: Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản đã thâm nhập vào CIA và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử.
  • 18 tháng 6: Chính phủ cánh tả do dân bầu của Guatemalabị lật đổ trong cuộc đảo chính do CIA hậu thuẫn. Một chính quyền cánh hữu bất ổn được dựng lên. Opposition leads to a guerrilla war with Marxist rebels in which major human rights abuses are committed on all sides. Tuy nhiên, chế độ này vẫn tồn tại cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
  • 8 tháng 7: Tướng Carlos Castillo Armas được bầu làm chủ tịch hội đồng cố vấn, lật đổ chính quyền tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz Guzman.
  • 11 tháng 8: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 nổ ra. Trung Quốc cộng sản nã pháo vào quần đảo Đài Loan. Người Mỹ quay trở lại Đài Loan và cuộc khủng hoảng được giải quyết khi cả hai bên không leo thang.
  • 8 tháng 9: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) bởi Australia, Pháp, New Zealand, Pakistan, Thái Lan, Philippines, Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ. Giống như NATO, SEATO ra đời để ngăn chặn cộng sản phát triển tại Philippines và Đông Dương khi đó.

1955

  • 24 tháng 2: Khối Baghdad được thiết lập bởi Iran, Iraq, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hiệp Anh. Mục đích của nó là ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Đông.
  • Tháng 3: Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Syria. Syrian là đồng minh của Liên Xô cho đến khi kết thúc chiến tranh Lạnh.
  • Tháng 4: Phong trào Không Liên kết được khởi xướng bởi Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, Sukarno của Indonesia, Tito của Nam Tư, Gamal Abdel Nasser của Ai CậpKwame Nkrumah của Ghana. Phong trào này ra đời với vai trò làm bức tường thành chống lại "sự phân cực nguy hiểm" của thế giới thời điểm đó và lập lại cán cân quyền lực với những quốc gia yếu thế hơn. Đây là một tổ chức quốc tế gồm những quốc gia cho rằng bản thân họ không chính thức đứng về hoặc chống lại phe nào.
  • 9 tháng 5: Tây Đức gia nhập NATO và bắt đầu tái vũ trang.
  • 14 tháng 5: Khối Warszawa được thành lập ở Đông Âu bao gồm Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, România, Albania, BulgariaLiên Xô. Vai trò của nó là làm đối trọng với NATO.
  • 15 tháng 5: Nước Áo được trung lập hóa và sự chiếm đóng của quân đồng minh chấm dứt.
  • 18 tháng 7: Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower,thủ tướng Liên hiệp Anh Anthony Eden, thủ tướng Liên Xô Nikolai A. Bulganin, và thủ tướng Pháp Edgar Faure, thường được gọi là 'tứ đại', tham dự Hội nghị thượng đỉnh Geneva. Cũng góp mặt trong hội nghị này là Nikita Khrushchev của Liên Xô.

1956

1957

  • 5 tháng 1: Học thuyết Eisenhower cho phép Hoa Kỳ phòng vệ Iran, PakistanAfghanistan trước ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.
  • 22 tháng 1: Quân đội Israel rút khỏi bán đảo Sinai, nơi họ đã chiếm đóng một năm trước.
  • 2 tháng 5: Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy qua đời do bệnh tật và chứng nghiện rượu.
  • 1 tháng 10: The Strategic Air Command initiates 24/7 nuclear alert (continuous until termination in 1991) in anticipation of a Soviet ICBM surprise attack capability.
  • 4 tháng 10: Phóng vệ tinh Sputnik.
  • 3 tháng 11: Phóng Sputnik 2 mang theo sinh vật còn sống đầu tiên, Laika, lên vũ trụ.
  • 7 tháng 11: Báo cáo cuối cùng từ một ủy ban đặc biệt do Tổng thống Dwight D. Eisenhower triệu tập để đánh giá năng lực phòng thủ của quốc gia chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang kém xa Liên Xô về tiềm lực tên lửa, và thúc giục có một chiến dịch khổng lồ nhằm xây dựng những hầm trú ẩn phóng xạ để bảo vệ công dân Mỹ.
  • 15 tháng 11: Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tuyên bố rằng tên lửa Liên Xô vượt trội so với Mỹ và thách thức Hoa Kỳ bắn thi tên lửa để minh chứng cho lời ông nói.

1958

  • 14 tháng 7: Cuộc đảo chính ở Iraq, the 14 July Revolution, xóa bỏ nền quân chủ thân Anh. Iraq bắt đầu nhận viện trợ từ Liên Xô. Iraq sẽ giữ mối quan hệ gần gũi với Liên Xô trong suốt chiến tranh Lạnh.
  • 23 tháng 8: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 nổ ra khi Trung Quốc bắt đầu ném bom Kim Môn.
  • Tháng 8: Tên lửa Thor IRBM được triển khai ở Anh, có tầm bắn đến Moscow.
  • Tháng 9: Một máy bay do thám C-130 của Mỹ bị bắn hạ ở Armenia bởi Mig-17 khiến 17 người thương vong.[5]
  • 4 tháng 10: Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NASA) được thành lập.
  • Tháng 11: Bắt đầu cuộc khủng hoảng Berlin lần 2, Nikita Khrushchev yêu cầu phương Tây rời khỏi Berlin.

1959

  • 1 tháng 1: Cách mạng Cuba: Fidel Castro trở thành nhà lãnh đạo của Cuba. Các phong trào du kính lấy cảm hứng từ Cuba nổ ra khắp Mỹ Latin.
  • 24 tháng 3: Chính quyền Cộng hòa mới của Iraq rời bỏ Central Treaty Organization
  • 24 tháng 5: Cựu ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời vì ung thư.
  • 24 tháng 7: Trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc gia Hoa Kỳ ở Moscow, phó tổng thống Mỹ Richard Nixon và thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev công khai tranh luận về tiềm lực của mỗi bên. Cuộc đối thoại này được gọi là Kitchen Debate.
  • 7 tháng 8: Phóng Explorer 6 lên quỹ đạo để chụp ảnh Trái Đất.
  • Tháng 9: Khrushchev thăm Mỹ 13 ngày và từ chối đến Disneyland. Thay vào đó, ông đến thăm SeaWorld.[6]
  • Tháng 12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (phía Mỹ gọi là Việt Cộng) tại miền Bắc Việt Nam. Phong trào cộng sản này có nhiệm vụ lật đổ chế độ độc tài chống cộng ở miền Nam. Nó được tri viện rất lớn từ miền Bắc và Liên Xô.